I. Một số
kết quả đạt được
1/. Tình
hình chung.
Tình hình sản xuất
nông nghiệp cơ bản ổn định, dịch bệnh được kiểm soát, không xảy ra cháy rừng
trên địa bàn. Tuy nhiên do ảnh hưởng của thiên tai đã xảy ra hiện tượng cá chết
hàng loạt tại xã La Ngà huyện Định Quán; giá sản phẩm chăn nuôi suống thấp tại
thời điểm những tháng đầu năm đã gây ảnh hưởng xấu đến phát triển sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn. Ngành Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu UBND tỉnh xem xét hỗ
trợ ngư dân nuôi thủy sản trở lại và đề ra các giải pháp hỗ trợ phát triển chăn
nuôi ổn định.
2/. Kết quả thực hiện sản xuất nông nghiệp.
Giá
trị sản xuất Nông – Lâm – Thủy sản 9 tháng đầu năm đạt 27.808 tỷ đồng, tăng
3,24% so cùng kỳ, trong đó:
-
Giá trị sản xuất Nông nghiệp: 26.144 tỷ đồng, tăng 3,12% so cùng kỳ, trong đó
trồng trọt tăng 2,14%, chăn nuôi tăng 3,74%, dịch vụ tăng 4,28%;
-
Giá trị sản xuất Lâm nghiệp: 198 tỷ đồng, tăng 2,11% so cùng kỳ;
- Giá trị sản xuất Thủy
sản: 1.466 tỷ đồng, tăng 5,58% so cùng kỳ.
2.1/. Về trồng trọt.
- Tình hình sản xuất
cây hàng năm trên địa bàn tỉnh có những thuận lợi về giá tiêu thụ sản phẩm hàng
nông sản ổn định và tăng nhẹ, trong khi đó giá đầu vào như vật tư, phân bón,
thuốc trừ sâu có xu hướng giảm; Nông dân chủ động chuyển đổi cây trồng để né hạn,
thoát hạn; đồng thời việc quản lý chặt chẽ nguồn nuớc ở các hồ đập, thực hiện
khai thông dòng chảy, phát huy tác dụng các trạm bơm, chủ động nước tưới cho
cây trồng và áp dụng mô hình tưới tiết kiệm cho một số cây trồng, đảm bảo sinh
trưởng. Diện tích tưới nước tiết kiệm hiện nay 43.978 ha; tăng gần 10.000 ha so
với năm 2017.
2.1/. Chăn nuôi.
- Tình hình chăn
nuôi ổn định, không phát sinh dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Tổng đàn heo khoảng 2,5 triệu con, heo nái sinh sản 323.455 con, heo đực giống 4.993 con; đàn trâu, bò: 79.725 con. Tổng đàn
gà khoảng: 21,5 triệu con; đàn vịt, ngan, ngỗng: 930.910 con; đàn cút:
5.933.270 con; nguyên nhân tăng đàn heo là do giá heo hơi thời gian gần
đây luôn ở mức cao,
các trang trại, gia trại và doanh nghiệp đều đẩy mạnh tái đàn và mở rộng quy mô
nuôi. Dự ước 9 tháng tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 397.990,9
tấn. Trong đó: Sản lượng thịt trâu: 188,48 tấn, thịt bò: 4.706,38 tấn, thịt
heo: 320.942,3 tấn, thịt gà: 65.897,9 tấn, thịt vịt: 5.610,3 tấn; thịt ngan, ngỗng:
640,04 tấn; sản lượng trứng: 510.236,51 ngàn quả.
3/. Về Thủy sản.
Diện tích nuôi trồng
thủy sản 9 tháng đầu năm là 8.981,4 ha. Trong đó diện tích nuôi tôm sú đạt
1.518,89 ha, chiếm 16,9%. Sản lượng thủy sản tháng 9 ước đạt 5.027,92 tấn. Lũy
kế 9 tháng năm 2018 là 43.483,09 tấn, tăng 6,88% so với cùng kỳ; Trong đó sản
lượng cá đạt 38.836,27 tấn, chiếm 89,31% và tăng 7,3% so với cùng kỳ; sản lượng
tôm đạt 4.277,38 tấn, chiếm 9,83% và tăng 3,07% so cùng kỳ. Nguyên nhân tăng là
so hiện nay cá và tôm là vật nuôi có thế mạnh trên địa bàn Đồng Nai do phù hợp
với nguồn nước và thổ nhưỡng để phát triển nuôi trồng thủy sản, đồng thời nhu cầu
tiêu dùng, chế biến thực phẩm từ nguồn thủy sản tăng khá.
4/. Lâm nghiệp.
Tỷ lệ cheo phủ cây xanh 56%,
duy trì tỷ lệ che phủ rừng 29,76%. Tình hình lâm phận trên toàn tỉnh ổn định,
công tác quản lý bảo vệ rừng được duy trì và tăng cường; trên địa bàn tỉnh
không xảy ra các vụ vi phạm lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên rừng;
các kế hoạch, dự án, đề án, phương án được thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch đề
ra.
5/. Thủy lợi phục vụ sản xuất.
Trong 9 tháng đầu năm đã xuất hiện 02 áp thấp nhiệt
đới và 06 cơn bão trên Biển Đông. Nắng nóng xuất hiện sớm, một số nơi từ nửa
cuối tháng 1 đã có nắng nóng, sang tháng 2 và 3 nắng nóng có xu thế mở rộng
hơn; nhiệt độ thấp nhất xuất hiện
vào ngày 07/02 là 15,50C (tại Long Khánh), nhiệt độ cao nhất vào
12/04 là 38,10C (ở Biên Hòa). Lượng mưa từ đầu năm đến hết
tháng 08/2018 chiếm 56,7% lượng mưa trung bình nhiều năm (TBNN), phổ biến từ
800-1200mm, thấp hơn TBNN: 73-217mm. Nơi lớn nhất tại Trảng Bom 1.384mm; nơi thấp
nhất tại Xuân Lộc 778mm. Trận mưa lớn nhất đo được vào ngày 02/9/2018: Tại Định
Quán là 135mm; tại Phú Thạnh là
167mm. Nguồn nước
các hồ chứa đạt khoảng 82,56% so với cùng kỳ năm 2017, đảm - bảo phục vụ sản xuất
Đông Xuân 2017 - 2018, Hè Thu 2018 theo kế hoạch, không xảy ra hạn hán, xâm nhập
mặn.
6/. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm sử dụng chất cấm và vật tư nông nghiệp đầu vào phục vụ
sản xuất nông nghiệp.
Trong 9 tháng đầu năm đã thực hiện 24 cuộc thanh kiểm tra; đã kiểm tra
1.354 đối tượng, phát hiện 243 đối tượng vi phạm, thu phạt nộp ngân sách 1 tỷ
770 triệu đồng
II/. Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện 3 tháng cuối
năm 2018.
1/. Trồng trọt.
Tìm kiếm, cập nhật các giải pháp phòng trừ sinh vật hại
có hiệu quả theo hướng tổng hợp, thân thiện an toàn cho môi trường, sức khỏe
con người. Chủ động các phương án tối ưu để phòng chống, khắc phục thiệt hại do
sinh vật hại gây ra trong điều kiện bất lợi có mưa trái mùa. Chuyển giao các tiến
bộ khoa học kỹ thuật, tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả; hướng
dẫn các địa phương thực hiện sản xuất trồng trọt theo quy hoạch sản xuất nông
nghiệp của tỉnh và cơ cấu lại lĩnh vực trồng trọt đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh
tế quốc tế;
Tổ chức 02 lớp tập huấn hướng dẫn nông dân trên địa bàn
thành phố Biên Hòa chăm sóc phòng chống sinh vật hại cây trồng; thực
hiện công tác chuyên ngành về thanh tra thuốc bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật;
phối hợp thực hiện quản lý phân bón, giống cây trồng và tham gia chương trình
an toàn vệ sinh thực phẩm;
Giám sát chuỗi tiêu thụ sản phẩm rau, quả, thịt an toàn
trên địa bàn tỉnh; xây dựng và thực hiện kế hoạch chuỗi cung ứng rau, củ, quả
an toàn để đưa vào chợ đầu mối Dầu Giây; lấy mẫu rau, quả tham gia chuỗi liên kết
tiêu thụ tại chợ trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, thị xã Long Khánh
2/. Chăn nuôi và giết mổ
- Quy định vùng cấm
nuôi trong nội thành, nội thị; giữ nguyên hiện trạng các cơ sở chăn nuôi đảm bảo
theo QCVN 01-14:2010/BNNPTNT và QCVN 01-15:2010/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và
PTNT; quy định vùng được phép nuôi để các tổ chức, cá nhân yên tâm đầu tư sản
xuất lâu dài.
- Xây dựng cơ sở,
vùng an toàn dịch bệnh, trước tiên triển khai trên đàn gia cầm, sau đó triển
khai trên đàn heo; xây dựng các trang trại áp dụng VietGAHP; tăng cường giám
sát dịch tễ để phát hiện nhanh, tổ chức
các biện pháp bao vây ổ dịch; tổ chức giám sát lưu hành vi rút để có dự báo và
có biện pháp phòng, chống hiệu quả; xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí hỗ trợ
chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khi dịch lớn xảy ra (tiêm phòng, tiêu độc
sát trùng, tiêu hủy); tăng cường vệ sinh khử trùng tiêu độc.
-
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở giết mổ tập trung theo lộ trình UBND tỉnh đã
ban hành; Rà soát các điểm giết mổ đã được xây dựng hoàn thành nhưng chưa đi
vào hoạt động để có kế hoạch hỗ trợ cơ sở sớm đi vào hoạt động, phục vụ nhu cầu
giết mổ và quản lý sắp xếp giết mổ của địa phương; UBND các huyện tổ chức kiểm
tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các cơ sở giết mổ trái phép trên địa bàn.
-
Tiếp tục giám sát dịch tễ, lấy mẫu kiểm tra
- phát hiện nhanh, xử lý ổ dịch kịp thời, ngăn chăn sự lây lan của dịch bệnh;
thẩm định xây dựng mới, tái thẩm định cơ sở an toàn dịch bệnh cho các trang trại,
cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; lấy mẫu kiểm tra,
giám sát định kỳ dịch bệnh đối với các trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm an
toàn dịch bệnh và trang trại chưa an toàn dịch bệnh; kiểm tra phối hợp với các cơ quan chức năng ban ngành địa phương trong việc
chấp hành pháp luật trong việc vận chuyển, sơ chế, chế biến, giết mổ, kinh
doanh động vật, sản phẩm động vật và kiểm tra chất lượng hàng hóa trong lĩnh vực
thú y lưu thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
3/. Về nuôi trồng thủy sản.
Tiếp tục thực hiện các Đề án “Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và
nuôi trồng thuỷ sản bền vững đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020” trong năm
2018 đối với lĩnh vực thuỷ sản; Đề án ”Quản lý, phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật
nuôi và thủy sản đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”; kiểm tra, phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN, sản phẩm nông lâm thủy sản theo Thông tư số
45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Kiểm
tra 170 cơ sở nuôi thủy sản theo Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong lĩnh vực thuỷ sản các huyện Xuân Lộc, Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán, Nhơn Trạch; thu mẫu (nước, cá, tôm) tại 3 khu vực của tỉnh
gồm sông Đồng Nai, hồ Trị An và vùng ngập mặn Nhơn Trạch - Long Thành (luân
phiên), tập trung vào các làng bè của tỉnh chịu ảnh hưởng của nước thải công
nghiệp và đô thị. Tiến hành xét nghiệm mẫu, đánh giá và
thong báo kết quả kiểm tra đến các địa phương liên quan;Tiếp tục kiểm tra
an toàn kỹ thuật tàu cá và cấp giấy phép khai thác theo quy địnhđược gia hạn:
100 lượt; Tổ chức 03 lớp tập huấn, tuyên truyền về các văn bản pháp luật, các
quy định của Ngành đối với lĩnh vực nuôi thủy sản, hướng dẫn Kỹ thuật nuôi thủy
sản cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh; thực hiện kế hoạch số 6566/KH-UBND
ngày 29/7/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai về Thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg ngày
5/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường các giải pháp cấp bách bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới giai đoạn
2016-2020” năm 2018. Mở 5 lớp tập huấn về phổ biến, hướng dẫn pháp luật giao
thông đường thủy đối với các thuyền viên, chủ phương tiện đánh bắt thủy sản, hộ
nuôi thủy sản, nuôi thủy sản bè tại các địa phương.
4/. Về Lâm nghiệp.
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch
Quản lý bảo vệ rừng năm 2018; xây dựng và triển khai thực hiện Phương án PCCCR
mùa khô 2018 - 2019; Phương án tác chiến chữa cháy rừng mùa khô 2018-2019; theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp 2018; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác quản
lý bảo vệ rừng và phát triển rừng của các đơn vị chủ rừng. Phối hợp với
các lực lượng chức năng và đơn vị chủ rừng tăng cường tổ chức tuần tra, kiểm
tra, kiểm soát lâm sản tại những địa bàn trọng điểm và các khu vực giáp ranh với
tỉnh bạn để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vụ vi phạm; kiểm tra, giám sát đơn vị thi công thực hiện
Dự án Khẩn cấp bảo tồn voi tỉnh Đồng Nai: vệ sinh, bảo vệ tuyến hàng rào; bảo
trì hàng rào điện; triển khai kế hoạch và tổ chức thực hiện tuần tra, ngăn chặn
và xử lý kịp thời các hành vi săn bắn, giết hại voi và động vật hoang dã; mua sắm
các thiết bị lâm sinh; xây dựng các điểm bổ sung muối khoáng trong rừng; chuẩn
bị xây dựng bổ sung thêm 20 km hàng rào điện; điều tra phân bố, tình trạng,
cấu trúc, một số đặc điểm sinh thái học, thiết lập chương trình giám sát Chà vá
chân đen (Pygathrix nigripes) và đề xuất giải pháp bảo tồn ở núi Chứa Chan, huyện
Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai; phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành tiếp nhận động
vật hoang dã do người dân tự nguyện giao nộp; tang vật của các vụ vi phạm để cứu
hộ, thả về môi trường tự nhiên; theo dõi, tổng hợp công tác phòng, trừ sinh vật
gây hại rừng; kiểm tra cấp giấy chứng nhận đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo và
gây nuôi ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm; kiểm tra xác nhận nhập, xuất động vật hoang
dã và các sản phẩm của chúng; thực hiện kế hoạch thiết lập cơ sở dữ liệu để quản
lý, theo dõi các cơ sở gây nuôi ĐVHD; Tổ chức thẩm định Phương án khoán bảo vệ
rừng theo Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 quy định về khoán rừng,
vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng
hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước.
5/. Thủy lợi.
Phối hợp Đài Khí tượng thủy văn Đồng Nai, các địa
phương theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, thủy văn, nguồn nước
ở các công trình thủy lợi để đảm bảo phục vụ sản xuất; cập nhật danh mục và các thông số kỹ thuật đập, hồ chứa thủy lợi
và báo cáo cập nhật thông tin quan trắc, vận hành hồ chứa về trang thông tin điện
tử điều hành hệ thống thủy lợi của Tổng cục Thủy lợi; đôn đốc duy tu, sửa chữa công trình thủy lợi trên địa bàn, triển khai thực hiện thu – nộp, chi Quỹ phòng chống thiên tai năm 2018; thẩm
định hồ sơ hỗ trợ người dân bị thiệt hại do cá chết hàng loạt trên sông La Ngà;
thẩm định hồ sơ Dự án cấp bách xử lý sạt lở đất đồi tại
khu vực ấp Phú Lâm 3, xã Phú Sơn, huyện Tân Phú; tham mưu Thường trực Ban Chỉ
huy Phòng Chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh kiểm tra những khu vực xảy ra
thiên tai (ngập lụt, sạt lở đất, …), các công trình thủy lợi, đặc biệt là hồ chứa
nước, đảm bảo điều tiết vận hành an toàn trong mùa mưa lũ, tạo dung tích phòng
lũ và phục vụ sản xuất cho người dân; thường xuyên phối hợp với các địa phương
để nắm bắt tình hình thiên tai, tổng hợp thiệt hại, đồng thời trực tiếp xuống từng
địa bàn xung yếu để đôn đốc, chỉ huy công tác phòng chống, di dời người người đến
nơi an toàn, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra và tổ chức thực hiện công
tác trực ban Phòng Chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tại Văn phòng Thường trực
Ban chỉ huy Phòng Chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, đề án,
dự án thủy lợi: Dự án Cấp
bách xử lý gia cố sạt lở bờ sông Đồng Nai, đoạn tại ấp 8, xã Nam Cát Tiên, huyện
Tân Phú: Hoàn thành hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án; Dự án Tiêu thoát lũ xã Bình Lộc, thị xã Long
Khánh: Hoàn thành công tác trình thẩm
định, phê duyệt hồ sơ thiết kế lập bản vẽ thi công - dự
toán xây dựng công trình và công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; Chương
trình Điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về lĩnh vực thủy lợi phục vu cho công
tác quản lý trên địa bàn tỉnh Đồng Nai: Hoàn thành công tác đấu thầu và phối hợp
với đơn vị tư vấn trúng thầu tổ chức triển khai thực hiện; Tuyên truyền nâng
cao nhận thức cộng đồng trong công tác phòng chống thiên tai; Đo đạc cung cấp số
liệu khí tượng thủy văn phục vụ công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai năm 2018; Dịch vụ tin nhắn SMS phục vụ công tác phòng, chống thiên tai
năm 2018.
6/. Nước sạch và
VSMTNT.
- Đẩy nhanh tiến độ
các dự án xây dựng công trình cấp nước tập trung nông thôn do ngành, đơn vị làm
chủ đầu tư sớm đưa công trình vào sử dụng cung cấp nước cho người dân.
- Huy động nguồn vốn
từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng chính sách xã hội để hỗ trợ người dân xây dựng
công trình cấp nước nhỏ lẻ, thiết bị lọc nước hộ gia đình.
- Tuyên truyền qua
Báo, Đài truyền hình Đồng Nai về cơ chế, chính sách ưu đãi trong đầu tư xây dựng,
quản lý công trình cấp nước sạch nông thôn theo Quyết định 42/2015/QĐ-UBND ngày 30/11/2015 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Đồng Nai; tuyên truyền sử dụng nước sạch sinh hoạt đến các hộ
gia đình, người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn các đơn vị, doanh
nghiệp thủ tục đầu tư xây dựng công trình cấp nước tập trung theo hình thức
tham gia xã hội hóa, đảm bảo xây dựng các công trình cấp nước tập trung theo kế
hoạch Đề án.
- Rà
soát nhu cầu đấu nối nước sạch tại những nơi có đường ống nước sạch đi qua, làm
việc với các đơn vị cấp nước để được hỗ trợ đấu nối nguồn nước phục vụ nhân
dân, sử dụng thiết bị lọc nước nhỏ lẻ hộ gia đình.
- UBND các huyện, thị xã Long Khánh, Thành phố Biên Hoà tổ chức
triển khai thực hiện theo Quyết định số 1382/QĐ-UBND ngày 25/4/2017, Quyết định
số 1913/QĐ-UBND ngày 8/6/2018 của UBND tỉnh và huy động nguồn kinh phí đối ứng
đóng góp từ người dân để phối hợp với Trung tâm nước triển khai thực hiện Dự án
cung cấp, lắp đặt thiết bị lọc nước nhỏ lẻ hỗ gia đình trên địa bàn nông thôn tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2017-2020.
7/. Về Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tăng cường
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về an toàn thực phẩm như:
Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về an toàn thực phẩm
cho các địa phương, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy
sản trên địa bàn tỉnh; Tập huấn về một số quy định về quản lý chất lượng, an
toàn thực phẩm, thuộc trách nhiệm của ngành nông nghiệp cho cơ sở sản xuất,
kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản.
Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm: Triển khai kiểm tra và công
khai kết quả kiểm tra, xếp loại cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy
sản theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông
nghiệp và PTNT; đồng thời triển khai kiểm tra liên ngành điều kiện đảm bảo
chất lượng an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2018 theo phân công của
Ban chỉ đạo Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh.
Thực hiện các Chương trình giám sát sản phẩm nông lâm thủy sản sau thu
hoạch; kiểm tra, giám sát sản phẩm nông lâm thủy sản tại chợ đầu mối nông sản Dầu Giây, các điểm bày bán
sản phẩm được cấp giấy xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm
an toàn. Kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi và cấp giấy xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm
an toàn tại các điểm bày bán sản phẩm đạt yêu cầu theo quy định.
8/. Về Chương trình xây dựng nông thôn mới.
-
Với mục tiêu xác định năm 2018 tỉnh Đồng Nai hoàn thành xây dựng nông thôn mới,
tập trung chỉ đạo đảm bảo đến cuối năm 2018 hoàn thành 01 xã còn lại đạt chuẩn
nông thôn mới, 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 02 huyện (Tân Phú, Định
Quán), thành phố Biên Hòa hoàn thành hồ sơ trình Trung ương thẩm định xét, công
nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông
thôn mới.
-
Tiếp tục chỉ đạo, tăng cường thực hiện khắc phục các tồn tại, hạn chế sau đạt
chuẩn, đẩy mạnh thực hiện nông thôn mới nâng cao, trong đó chú trọng thực hiện
tốt chỉ tiêu 18.4 về Đảng bộ xã đạt trong sạch vững mạnh, công tác chỉnh trang
nông thôn, quản lý an ninh trật. Hoàn thành việc xây dựng dự thảo Đề án xây dựng
huyện Xuân Lộc đạt nông thôn mới kiểu mẫu, trình Trung ương cho ý kiến; tập
trung xây dựng Đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa
bàn huyện Trảng Bom.
- Hoàn thành việc
tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu,
khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Thực hiện tốt kiểm tra, đánh giá đối với các
xã sau 05 năm được công nhận đạt chuẩn theo Kế hoạch số 1330/KH-UBND ngày
05/02/2018 của UBND tỉnh. Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Chương trình mỗi
xã một sản phẩm – OCOP trên địa bàn tỉnh.
Chi đoàn