Theo Báo cáo, trong quý III, CPI so với tháng trước
đều tăng, tháng 7 tăng 0,18%, tháng 8 tăng 0,28%, tháng 9 ước tăng từ 0,4 –
0,6%. Tuy nhiên, tốc độ tăng CPI trong quý III vẫn thấp hơn dự báo. Theo ước
tính của Tổng cục Thống kê, CPI bình quân 9 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ
năm 2018 tăng khoảng 2,52%.
Theo dự báo của Ngân hàng Nhà nước, lạm phát cơ bản dự
báo diễn biến ổn định trong quý 4, kết thúc năm 2019 sẽ trong khoảng 1,92% -
2,0%.
Các nguyên nhân chủ yếu làm tăng CPI trong Quý
III/2019 là do một số mặt hàng tăng giá theo quy luật như giá một số nhóm hàng
tiêu dùng trong dịp nghỉ hè, nghỉ lễ 2/9 và Trung thu. Do ảnh hưởng của dịch tả
lợn châu Phi nên nguồn cung thịt lợn giảm, giá thịt lợn tăng; Giá dịch vụ y tế
điều chỉnh tăng theo mức tăng thêm của lương cơ bản; Giá một số vật liệu xây
dựng tăng và giá nhân công tăng do nhu cầu xây dựng và chi phí đầu vào tăng.
Bên cạnh đó, các nguyên nhân chủ yếu làm giảm áp lực
lên mặt bằng giá lại do giá lương thực giảm, giá xăng dầu và giá gas cũng có xu
hướng giảm. Bên cạnh đó, với việc các Bộ, ngành, địa phương đã chú trọng công
tác theo dõi, đánh giá, dự báo tình hình giá cả thị trường trong và ngoài nước
các mặt hàng thiết yếu để có phản ứng chính sách kịp thời góp phần ổn định tâm
lý thị trường, kiểm soát lạm phát kỳ vọng, chủ động tính toán, điều chỉnh giá
các mặt hàng thiết yếu theo lộ trình thị trường và kịch bản Ban Chỉ đạo đã đề
ra trong từng quý.
Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Nhà nước đều dự báo năm
2019 ở mức thấp hơn mục tiêu trong đó Tổng cục Thống kê dự báo CPI bình quân
năm 2019 so với 2018 tăng 2,65% - 2,8% so cùng kỳ và tăng 3,9% - 4,8% so tháng
12/2018. Ngân hàng Nhà nước dự báo CPI bình quân năm 2019 trong khoảng 2,7 (+-
0,3%).
Van9 phòng Sở